Hội An không chỉ đẹp – mà còn đẹp theo cách rất riêng. Mỗi điểm đến nơi đây như một mảnh ghép tô điểm cho bức tranh di sản sống động. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho hành trình khám phá phố Hội, đừng bỏ lỡ những địa danh “đỉnh của chóp” dưới đây
Phố cổ Hội An – Bản hòa tấu của thời gian và ký ức
Nằm nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, Phố cổ Hội An là nơi thời gian dường như chậm lại, để mỗi bước chân du khách có thể lắng nghe câu chuyện của những mái nhà rêu phong, những con hẻm nhỏ và những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu.
Phố cổ Hội An rực rỡ và thơ mộng (ảnh: sưu tầm)
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999, Hội An là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Việt, Trung Hoa, Nhật Bản và châu Âu. Những ngôi nhà cổ mái ngói âm dương, tường vàng, cửa gỗ nâu trầm mang đến vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính. Dạo bước trên những con phố lát gạch xưa, bạn sẽ cảm nhận được một không gian xưa cũ, thanh bình đến lạ kỳ.
Kiến trúc phố cổ Hội An là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Việt Nam truyền thống với nét đặc trưng của Trung Hoa, Nhật Bản và châu Âu. Những ngôi nhà ống mái ngói âm dương, tường vàng, cửa gỗ nâu sẫm tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc.
Kiến trúc mang nét đặc trưng của Trung Hoa, Nhật Bản và Châu Âu (ảnh: sưu tầm)
Mỗi góc phố ở Hội An đều như một bức tranh nghệ thuật – từ tường vàng, cửa gỗ, đến dàn hoa giấy rực rỡ. Chỉ cần một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại, bạn đã có thể “bỏ túi” hàng chục bức ảnh cực chất.
Chùa Cầu Nhật Bản – Biểu tượng của Hội An
Giữa lòng phố cổ yên bình, nơi những mái nhà rêu phong kể chuyện ngàn xưa, Chùa Cầu hiện lên như một chứng nhân lịch sử sống động, là biểu tượng gắn liền với linh hồn của Hội An.
Chùa cầu Hội An (ảnh: sưu tầm)
Cây cầu có mái che độc nhất vô nhị, được xây dựng từ thế kỷ 17 bởi cộng đồng người Nhật sinh sống tại Hội An. Chùa cầu có tên gọi khác là "Lai Viễn Kiều", mang ý nghĩa "cầu nối của những người từ phương xa đến". Cây cầu dài khoảng 18m, với kiến trúc độc đáo pha trộn giữa Nhật - Hoa - Việt, hoàn toàn bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, uốn cong mềm mại như một nét chấm phá giữa khung cảnh phố cổ trầm mặc.
Bên trong Chùa Cầu (ảnh: sưu tầm)
Không chỉ là cây cầu giao thông, Chùa Cầu còn là nơi giao hòa tâm linh, với miếu thờ vị thần Bắc Đế Trấn Võ – người bảo hộ vùng đất khỏi thiên tai và quỷ dữ. Kiến trúc chạm trổ tinh tế, các hoa văn long – lân – quy – phụng thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm, cho thấy tầm vóc văn hóa đặc sắc của Hội An thời hưng thịnh.
(ảnh: nguyenphan)
Du khách đến Hội An chắc chắn không thể bỏ qua Chùa Cầu. Dù là ban ngày rực nắng hay khi đêm về lung linh đèn lồng, nơi đây luôn mang đến những khung hình đẹp tựa tranh vẽ. Không chỉ là một địa điểm du lịch, Chùa Cầu còn là nơi bạn có thể cảm nhận sự lắng đọng của thời gian, chạm vào vẻ đẹp cổ kính và thiêng liêng của một di sản đã đi vào huyền thoại.
(ảnh: sưu tầm)
Rừng dừa bảy mẫu – Miền tây giữa lòng phố Hội
Chỉ cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 5km, Rừng dừa Bảy Mẫu là một trong những điểm đến “hot hit” không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Hội An. Nơi đây được mệnh danh là “miền Tây thu nhỏ”, nơi bạn có thể khám phá một không gian xanh mướt, đậm chất sông nước, và hòa mình vào những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Rừng dừa xanh ngát giữa lòng phố Hội (ảnh: sưu tầm)
Rừng dừa Bảy Mẫu nằm ở xã Cẩm Thanh, nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là những bụi dừa nước xanh um tùm, trải dài bất tận. Đây từng là căn cứ địa cách mạng kiên cường trong thời kháng chiến, và ngày nay đã trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi năm.
Góc nhìn từ trên toát lên hết được vẻ đẹp của rừng dừa (ảnh: trunganh)
Đến với rừng dừa Bảy Mẫu, bạn sẽ được trải nghiệm ngồi trên những chiếc thuyền thúng thuyền thống “quay cuồng” cực vui, len lỏi giữa rừng dừa rợp bóng và màn “quay thúng” điệu nghệ từ các bác chèo ghe – vừa vui, vừa hồi hộp đến “thót tim”.
Bác chèo ghe đang trổ tài xoay thúng trên sông (ảnh: sưu tầm)
Tham gia các trò chơi dân gian: đua thuyền thúng, bắt cá, giăng lưới, múa dân ca, hoặc thử tài làm vật phẩm từ lá dừa – tất cả đều mang đậm bản sắc làng quê Việt Nam.
Giăng lưới trên sông (ảnh: sưu tầm)
Trải nghiệm câu cá ở rừng dừa (ảnh: sưu tầm)
Thưởng thức ẩm thực dân dã: Sau khi khám phá rừng dừa, bạn có thể thưởng thức những món ngon như bánh xèo, nem lụi, cơm gà, hến xào xúc bánh tráng… giữa không gian mộc mạc, gần gũi.
Bánh xèo (ảnh: sưu tầm)
Ngoài tham gia vào các trò chơi dân gian, bạn còn có thể trải nghiệm học nấu ăn ở rừng dừa Bảy Mẫu vô cùng thú vị.
(ảnh: culaochamtour)
Không chỉ hấp dẫn bởi trải nghiệm, rừng dừa Bảy Mẫu còn là background siêu lý tưởng để “săn” những bức hình đẹp mê hồn. Dừa xanh bạt ngàn, ánh nắng len qua kẽ lá, thuyền thúng xinh xắn… tất cả tạo nên một khung cảnh hữu tình và yên bình, rất “chill” cho những ai muốn tìm chút lắng đọng giữa hành trình khám phá.
Không thể không check-in khi đến với rừng dừa (ảnh: sưu tầm)
Biển An Bàng – Thiên đường biển lặng
Khi phố cổ Hội An mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc, thì biển An Bàng lại như một nét chấm phá dịu dàng, xanh mát và đầy thư giãn. Nằm cách trung tâm phố cổ khoảng 3km, An Bàng là một trong số ít những bãi biển vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, không ồn ào, không thương mại hóa.
Biển An Bàng xanh ngát thu hút khách du lịch (ảnh: sưu tầm)
An Bàng gây ấn tượng bởi bãi cát trắng mịn trải dài, làn nước trong xanh màu ngọc bích và những con sóng hiền hòa vỗ bờ. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng – nơi đây thực sự là “liều thuốc giải stress” cho tâm hồn. Dù là sáng sớm đón bình minh hay chiều tà ngắm hoàng hôn, An Bàng luôn khoác lên mình một vẻ đẹp riêng – nhẹ nhàng, tinh khôi và đậm chất tình.
Điểm du hý cho các giáo đồ biển xanh (ảnh: sưu tầm)
Biển An Bàng nổi tiếng với những quán café view biển cực chill, homestay xinh xắn và những nhà hàng hải sản tươi ngon nằm nép mình dưới hàng dừa. Bạn có thể thảnh thơi nằm dài trên ghế bố, nghe tiếng sóng rì rào, nhâm nhi ly cocktail mát lạnh và tận hưởng từng khoảnh khắc sống chậm.
(ảnh: sưu tầm)
Còn gì relax hơn nếu bạn được hòa mình vào nơi đây (ảnh: sưu tầm)
Đây cũng là nơi lý tưởng để tổ chức picnic, cắm trại, chơi thể thao biển hoặc đơn giản là… chẳng làm gì cả – chỉ thở sâu và tận hưởng sự an yên.
(ảnh: sưu tầm)
Biển An Bàng từng được tạp chí du lịch nổi tiếng CNN bình chọn là 1 trong 50 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Một lời khẳng định cho vẻ đẹp tự nhiên, không tô vẽ, không xô bồ – đúng chất Hội An: mộc mạc mà cuốn hút.
Làng gốm Thanh Hà & làng mộc Kim Bồng – Hơi thở làng nghề xưa
Hội An không chỉ nổi tiếng bởi phố cổ trầm mặc, đèn lồng rực rỡ hay biển xanh hiền hòa – mà còn mang trong mình dòng chảy di sản của những làng nghề truyền thống. Nếu bạn muốn tìm về nhịp sống xưa, lắng nghe tiếng bàn tay lao động tạo nên nghệ thuật, thì làng gốm Thanh Hà và làng mộc Kim Bồng là hai điểm đến không thể bỏ lỡ.
Làng gốm Thanh Hà – Tinh hoa từ đất và lửa
Chỉ cách phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Tây, làng gốm Thanh Hà là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích nét đẹp mộc mạc, truyền thống và muốn tìm hiểu sâu sắc về văn hóa làng nghề Việt Nam.
Làng gốm Thanh Hà ra đời vào khoảng thế kỷ 16, từng nổi danh khắp Đàng Trong nhờ những sản phẩm gốm gia dụng tinh xảo. Đất sét ở đây có độ dẻo đặc trưng, kết hợp cùng kỹ thuật thủ công điêu luyện đã tạo nên những sản phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng đầy tinh tế.
Với tuổi đời hơn 500 năm, làng gốm Thanh Hà là nơi lưu giữ hồn cốt của nghề gốm truyền thống miền Trung. Gốm ở đây không cầu kỳ, lòe loẹt – mà mộc mạc, chắc tay, bền màu và rất gần gũi với đời sống.
Làng gốm Thanh Hà (ảnh: sưu tầm)
Đến với làng gốm, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm thủ công từ đất sét đến sản phẩm hoàn chỉnh, và còn được tận tay nặn gốm, quay bàn xoay, tạo hình và tô màu sản phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị, đặc biệt với các bạn nhỏ hoặc những ai yêu thích thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân làng gốm (ảnh: sưu tầm)
Trải nghiệm tự tay nặn gốm tạo ra món đồ “made by me” (ảnh: sưu tầm)
Từ những chiếc chum, lọ, chén, đĩa đến tượng linh vật, đèn trang trí… tất cả đều mang dấu ấn truyền thống, màu nâu đất đặc trưng và hoa văn mộc mạc. Du khách có thể mua làm quà lưu niệm, vừa đẹp vừa ý nghĩa.
Thành phẩm hoàn chỉnh của các nghệ nhân làng Gốm (ảnh: sưu tầm)
Làng gốm còn nổi bật với Công viên Đất Nung Thanh Hà – một không gian sáng tạo với hàng trăm mô hình thu nhỏ các kỳ quan thế giới bằng đất nung, xen lẫn là các tác phẩm gốm độc đáo của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
(ảnh: sưu tầm)
Công viên đất nung Thanh Hà (ảnh: sưu tầm)
Làng gốm Thanh Hà không chỉ là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống, mà còn là điểm đến lý tưởng để kết nối với văn hóa, nghệ thuật và những giá trị lâu bền của người Việt.
Làng mộc Kim Bồng – Bàn tay khéo nối hồn gỗ Việt
Nằm bên bờ sông Thu Bồn hiền hòa, làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng bậc nhất ở miền Trung Việt Nam. Với lịch sử phát triển hơn 500 năm, nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích văn hóa và nghệ thuật thủ công truyền thống.
Làng mộc Kim Bồng (ảnh: sưu tầm)
Làng mộc Kim Bồng bắt đầu tập trung vào nghề mộc từ thế kỷ XVI và trải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ theo nhịp giao thương tấp nập của cảng thị Hội An. Giai đoạn này, Hội An giao lưu sâu rộng với nước ngoài, “hấp thu” các phong cách làm mộc khác nhau, tạo tiền đề cho một sắc thái riêng của nghề mộc Kim Bồng ở Hội An. Đến thế kỷ XVIII, làng đã hình thành nên 3 nhóm nghề rõ rệt là: nghề mộc xây dựng, nghề mộc đóng thuyền và nghề mộc dân dụng.
Các nghệ nhân làng mộc đang tạo thành phẩm (ảnh: sưu tầm)
Khi mới bước chân vào làng, điều khiến du khách ấn tượng đầu tiên chính là tiếng đục, cốc cốc, keng keng đặc trưng của nghề mộc. Đây cũng là âm thanh quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây.
Du khách tây thích trải nghiệm tại làng mộc Kim Bồng (ảnh: sưu tầm)
Ghé thăm làng mộc Kim Bồng cũng là dịp để du khách có những góc nhìn chân thực, rõ nét hơn về nghề mộc. Ấn tượng nhất chính là được trực tiếp quan sát các công đoạn sản xuất ra một sản phẩm gỗ. Và để tạo ra một thành phẩm hoàn chỉnh, phải đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp khác nhau. Người thì tạo phần xác, người khắc họa phần hồn để mỗi sản phẩm hoàn thành không chỉ có tính hữu dụng mà còn phải tinh tế, đẹp mắt và có giá trị văn hóa.
(ảnh: sưu tầm)
Đến với làng mộc Kim Bồng, du khách còn có thể mua các sản phẩm cho các nghệ nhân tạo ra để làm quà lưu niệm cho người thân. Nơi đây không chỉ là nơi đẽo gỗ mà còn là nơi chạm khắc tâm hồn người thợ lên từng thớ gỗ Việt.
Cù Lao Chàm – Hòn ngọc xanh giữa biển trời Hội An
Cách phố cổ Hội An khoảng 15km về phía Đông, Cù Lao Chàm hiện ra như một thiên đường biển đảo hoang sơ, mộc mạc nhưng vô cùng quyến rũ. Với 8 hòn đảo lớn nhỏ, làn nước trong xanh, rạn san hô rực rỡ và những làng chài yên bình, nơi đây được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2009 – một minh chứng sống động cho vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa hài hòa.
Hòn đảo thiên đường Cù Lao Chàm (ảnh: sưu tầm)
Để di chuyển đến đảo Cù Lao Chàm, bạn sẽ xuất phát từ cảng Cửa Đại (Hội An), chỉ mất khoảng 15–20 phút đi cano là bạn đã đến đảo. Trải nghiệm cảm giác lướt sóng mạnh mẽ, ngắm biển xanh ngút ngàn từ giữa đại dương.
Di chuyển đến đảo bằng ca nô (ảnh: sưu tầm)
Lặn ngắm san hô là hoạt động hot nhất Cù Lao Chàm. Du khách sẽ được trang bị áo phao, kính lặn và ống thở để tự mình khám phá hệ sinh thái rạn san hô tuyệt đẹp.
Du khách sẽ được trải nghiệm lặn ngắm san hô (ảnh: sưu tầm)
Du khách check-in cùng san hô (ảnh: sưu tầm)
(ảnh: sưu tầm)
Ngoài ra, du khách còn được ghé thăm làng chài Bãi Làng, Bãi Hương, nơi vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, thân thiện. Trò chuyện với người dân, xem cách làm lưới, đánh bắt hải sản, hoặc trải nghiệm một buổi đi câu cá cùng ngư dân địa phương.
Bãi Làng ở Cù Lao Chàm (ảnh: sưu tầm)
Câu cá tại Cù Lao Chàm (ảnh: sưu tầm)
Nghe người làng kể chuyện về giếng cổ hơn 500 nam tuổi – nơi từng là nguồn sống thiêng liêng của cả đảo.
Du khách tham quan giếng cổ Chăm (ảnh: sưu tầm)
Tắm biển tại Bãi Chồng, Bãi Xếp, Bãi Ông,…. với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn, nắng vàng nhẹ – cực kỳ lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng, chụp ảnh và vui chơi dưới nước.
(ảnh: culaochamtour)
Khám phá ngôi chùa Hải Tạng cổ kín, được xây dựng từ thế kỷ 18, là chốn tâm linh linh thiêng, mang dấu ấn kiến trúc Á Đông đặc trưng. Giếng cổ Chăm, lăng Cá Ông, và các miếu thờ cổ – mang đậm dấu ấn văn hóa tín ngưỡng ven biển miền Trung.
Chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm (ảnh: sưu tầm)
Đến Cù Lao Chàm, bạn sẽ được thưởng thức những món hải sản tươi roi rói vừa đánh bắt: bào ngư, cua đá, mực một nắng, ốc vú nàng nướng mỡ hành… Đặc biệt, đừng quên thử món rau rừng luộc chấm mắm nêm – đặc sản chỉ có trên đảo!
Hải sản vừa đánh bắt lên tươi rói (ảnh: culaochamtour)
Đặc sản ở Cù Lao Chàm (ảnh: culaochamtour)
Chợ đêm Hội An – Thiên đường mua sắm & ăn uống
Chợ đêm Hội An là điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn ghé thăm phố cổ. Với không gian lung linh ánh đèn lồng, hương vị ẩm thực đặc trưng và những gian hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, nơi đây mang đến trải nghiệm văn hóa và giải trí đặc sắc cho du khách.
(ảnh: sưu tầm)
Dọc theo đường Nguyễn Hoàng, hàng trăm chiếc đèn lồng đủ màu sắc thắp sáng không gian, tạo nên khung cảnh lung linh như cổ tích. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản như cao lầu, bánh xèo hay nước mót mà còn có thể mua sắm các sản phẩm thủ công tinh xảo, từ đèn lồng, quạt giấy đến đồ lưu niệm. Không khí nhộn nhịp, âm thanh hát bài chòi vang lên giữa đêm phố, khiến bất cứ ai ghé qua cũng phải dừng chân, lưu giữ lại những khoảnh khắc khó quên ở Hội An.
Chợ đêm Nguyễn Hoàng nhộn nhịp (ảnh: sưu tầm)
Hội An – Đi một nơi, cảm nhận cả ngàn điều thú vị
Bạn đã sẵn sàng khám phá trọn vẹn những điểm đến tuyệt vời này chưa?
Gọi theo hotline ngay để được tư vấn lịch trình Hội An 3N2Đ hấp dẫn – giá tốt – nhiều ưu đãi!